Cập nhật vào 13/12
Nếu trồng hoa hồng dưới đất cây sẽ phát triển nhanh, và cho hoa rực rỡ. Nhưng nếu trồng hoa hồng trong chậu thì phải có chế độ trồng và chăm sóc đặc biệt.
1. Cách trồng hoa hồng trong chậu
Có 2 cách trồng hoa hồng chính đó là trồng bằng phương pháp giâm cành và trồng bằng phương pháp gieo hạt. Mỗi phương pháp có cách thực hiện riêng, tùy điều kiện mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp.
Trồng hoa hồng bằng phương pháp giâm cành
– Chuẩn bị nguyên liệu:
Cành giâm: Chọn cành giâm tốt cũng là một yếu tố tất yếu quyết định mức độ thành công của việc nhân giống hoa hồng. Tốt nhất, nên chọn những đoạn giữa của cành, gốc hay ngọn đều được, chọn những cành đang ở giai đoạn mang hoa, phải là cành bánh tẻ, không quá già và không quá non.
Một phương pháp trồng hoa giâm cành khác:
Cành dùng để nhân giống là những cành thẳng, tươi khỏe và mới mọc trong vòng 1 năm.
Để tỉ lệ thành công cao nhất nên chọn những loại hồng dễ sống như hồng rừng, hồng dại, song những loại này có hoa không đẹp lắm. Những loại hồng khác tuy sức sống không cao nhưng vẫn có thể giâm được.
Chậu hoa: Nên trồng chậu hoa bằng gốm, sứ là tốt nhất. Nếu không có điều kiện thì bạn cũng có thể dùng chậu nhựa vừa nhẹ, mà giá thành phải chăng, có thể treo trước ban công cũng rất đẹp. Lưu ý phía đáy chậu cần đảm bảo có lỗ để thoát nước trong trường hợp trời mưa hoặc bạn tưới quá nhiều nước.
Đất: nên giâm trong loại đất trấu hun, được trộn thêm với một chút phân hữu cơ như phân bò hoai mục hay phân trùn quế. Khi giâm, cần xới đất cho tơi và tưới thêm nước cho đủ ẩm
Thuốc kích thích ra rễ: bạn có thể sử dụng một trong những loại sau: N3M, Comcat, atonik…
Dụng cụ khác: kéo, bình tưới nước…
– Cách trồng:
Bước 1: Sau khi đã chọn được cành giâm khỏe mạnh, dài chừng 20 cm, dùng một cái dao hoặc kéo thật sắc để không làm dập gốc cành, cắt xéo một góc 45 độ. Cắt bỏ đi những nụ hoa đã tàn, toàn bộ lá và gai ở phần dưới, còn phần trên có thể tỉa hay để lại đều được.
Bước 2: Cành ngay sau khi cắt cần ngâm vào dung dịch kích thích mọc rễ và đem trồng ngay để tránh vi khuẩn thâm nhập, làm chết cành hồng.
Bước 3: Để giâm cành, đào một cái hố vừa đủ trong chậu trồng, làm cho đất tơi lên và tưới thêm nước cho đủ ẩm. Cắm cành hồng xuống sâu 1.5 – 2 cm, thẳng đứng. Sau đó vun đất lên, nén chặt gốc cho cành không bị lung lay.
Trồng hoa hồng bằng hạt giống
– Chuẩn bị nguyên liệu:
Chậu đất: Chậu có đục lỗ để thoát nước
Đất trồng: đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Bình xịt tưới nước
Hạt giống hoa hồng: Bạn có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng chuyên cung cấp hạt giống.
Gợi ý một vài địa chỉ bạn có thể tham khảo:
Hạt giống hoa Sunmart: Số 21 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội; Website: sieuthihatgiong.net
Thế giới cây giống: Trung tâm cây giống chất lượng cao – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội; Website: thegioicaygiong.vn
Mimi Flowers Shop: 21 Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội; Website: thegioihatgionghoa.com
Shop Hoa đẹp dễ trồng: Số 25 Bình Lợi, P. 13, Q. Bình Thạnh, TPHCM; Website: www.cungcaphatgiong.com
Công ty TNHH Hạt Giống Hoa Việt Nam: số 31/78 Phan Huy Ích, P.15, Q. Tân Bình, TPHCM; Điện thoại: 028-54272155
– Cách thực hiện:
Hạt giống cây hoa hồng được đóng gói là hạt khô, nên cần ngâm nước ấm để hạt hút đủ ẩm, vỏ mềm hơn để mầm đủ sức phá vỡ lớp vỏ. Sau khi ngâm nước ấm khoảng 4 giờ, những hạt nổi cần loại bỏ vì chúng đều là những hạt lép hoặc đã hỏng. Sau đó những hạt giống đã được lựa chọn tiếp tục đem ngâm nước ấm trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi hạt nở căng hết và ngấm đủ nước.
Gieo hạt sâu khoảng 5-15mm vào chậu đất đã được trộn, sau đó phủ thêm 1 lớp cát để giữ ẩm cho đất. Cũng có thể che chậu gieo hạt bằng nilon hoặc giấy báo để ngăn sự bay hơi. Nhớ phải để chậu gieo hạt vào chỗ thoáng mát, có mái che, không để bị nắng chiếu trực tiếp vào.
Tránh trường hợp chậu gieo hạt bị khô nên phải kiểm tra thường xuyên, nếu thấy khô phải xịt ẩm. Chỉ khoảng sau một tuần gieo, hạt giống sẽ nảy mầm, nhưng cũng có hạt phải tới hàng tháng mới nảy mầm tùy vào điều kiện từng nơi.
Khi hạt giống cây hoa hồng non mới nhú mầm dùng bình phun, hoặc chai nước đục lỗ nhỏ để phun tưới cho đất hơi ẩm là được, khi cây cao hơn 15cm thì chỉ tưới khi mặt trên của đất bắt đầu khô.
2. Chăm sóc cây hoa hồng trong chậu
Vị trí đặt chậu cây:
Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng, nếu đủ nắng chiếu 8 tiếng 1 ngày cây sẽ sinh trưởng tốt và ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ. Người trồng hoa nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên. Phải đảm bảo cây hoa được đón nhận ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng sẽ không đủ điều kiện ra hoa.
Tưới nước:
Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ hại cây, vàng lá và rụng lá. Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc đã quá trễ vì nếu tưới trễ lá và hoa ướt nước sẽ dễ tạo điều kiện cho môi trường sâu bệnh phát triển.
Bấm ngọn:
Cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Phân bón:
Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc quyết định cây hồng của bạn có ra nhiều hoa hay không, hoa có to và rực rỡ hay không đặc biệt là khi bạn trồng hoa hồng trong chậu. Bạn quan sát nhánh mới ra nếu có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Chú ý đến việc bón phân:
Kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định kỳ 1 tháng 1 lần.
Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.
Lúc cây mới nhú nụ hoa bón thêm kali hồng thì hoa sẽ có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.
Đất trồng: Bạn nên thay đất trồng mỗi năm 1 lần.
– Phòng trừ sâu bệnh khi trồng hoa hồng trong chậu
Sâu bệnh xuất hiện ở các thời tiết khác nhau:
- Mùa xuân ẩm ướt là sự gây hại kéo dài của nhện đỏ trong những ngày mưa xuân, mùa hè và mùa thu xuất hiện, bọ trĩ cùng với đốm đen vàng lá.
- Mùa đông là giai đoạn đầu của nhện đỏ hình thành.
Tham khảo bài viết: Một số bệnh thường hay gặp trên hoa hồng và cách xử lý
Để cây sinh trưởng khỏe mạnh và ra hoa nhiều, chúng ta phải có kiến thức về bệnh lý, cách xử lý trong quá trình trồng và chăm sóc, chú ý biện pháp phòng trừ kịp thời cho cây trước khi có bệnh là rất cần thiết.