Cập nhật vào 07/05
Nuôi tôm ao đất là mô hình truyền thống có từ xa xưa của người Việt, xuất phát từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi phát triển lên thành các mô hình ao tròn công nghệ cao, hệ thống tuần hoàn, ao lót bạt chìm, lót bạt nổi,… thì bà con vẫn duy trì nuôi ao đất từ năm này qua năm khác. Tìm hiểu ngay cách nuôi tôm ao đất trong bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Ưu điểm khi nuôi tôm ao đất
Nuôi tôm ao đất là mô hình truyền thống thân thiện với môi trường, tiết kiệm được nhiều chi phí từ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như thức ăn khi chăn nuôi tôm, tận dụng được tài nguyên thiên nhiên như: nước mưa , ánh sáng mặt trời, giảm chi phí về mấy móc. Tôm nuôi ao thường có màu sắc đẹp hơn, hấp thụ được nhiều khoáng chất tự nhiên mang lại kinh tế ổn định cho người dân.

Những vấn đề bất cập khi nuôi tôm ao đất thường gặp phải
Ao nuôi có diện tích quá lớn khó kiểm soát
Với diện tích ao nuôi lớn dẫn đến khó kiểm soát được chất lượng môi trường ao nuôi, khi tôm bị bệnh người nuôi không phát hiện kịp thời để xử lý, dịch bệnh sẽ lây lan hết toàn bộ ao nuôi gây ra những thiệt hại lớn cho bà con.
Không có ao lắng để xử lý nguồn nước
Với mô hình nuôi tôm đất hầu như bà con không đầu tư diện tích ao lắng để xử lý nước mà lấy nước từ ngoài vào và xử lý hóa chất trực tiếp trong ao nuôi, không qua hệ thống ao lắng để xử lý mầm bệnh. Phần hóa chất này sẽ tích tụ tại nền đáy, kết hợp với một số chất hữu cơ từ phân thải của tôm nuôi và thức ăn dư thừa sẽ tạo thành hợp chất hữu cơ độc hại gây hại cho tôm. Cùng với đó mầm bệnh cũng khó được xử lý triệt để ,các mầm bệnh vẫn tiềm ẩn, lây lan gây hại cho tôm nuôi.
Không có ao lắng bà con không chủ động được nguồn nước để cung cấp cho hệ thống ao nuôi khi ao nuôi bị ô nhiễm, hoặc gặp sự cố dịch bệnh, khí độc cần phải thay nước ngay dẫn đến việc xử lý không kịp thời gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Để đảm bảo nguồn nước khi nuôi tôm, người ta sử dụng thêm các che pham sinh hoc cho tom để cân bằng nguồn nước và đảm bảo sức khỏe cho tôm.
Nước ao dễ bị đục
Nước ao thường dễ bị đục dẫn đến chất lượng nước kém và khó xử lý.Đối với nuôi tôm ao đất sau những cơn mưa đất, bùn sét ở bờ ao nuôi bị rửa trôi mạnh hòa vào nước ao làm cho nước ao bị đục.Nước ao bị đục làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao, cản trở quá trình hô hấp của tôm, tôm thiếu oxy tôm sẽ có biểu hiện nổi đầu vào lúc sáng sớm, bơi lờ đờ,…Giảm khả năng bắt mồi của tôm, giảm tỉ lệ tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi.
Dễ phát sinh khí độc gây hại cho tôm
Giai đoạn tôm lớn từ 30 ngày trở lên, với lượng thức ăn giàu dinh dưỡng được bổ sung vào ao mỗi ngày, thông thường tôm chỉ hấp thụ hết khoảng 30% thức ăn, phần còn lại tôm ăn không hết dẫn đến dư thừa, lượng phân tôm, xác tôm lột không phân hủy tồn đọng tích tụ dưới đáy ao và các mầm bệnh đã tích tụ nhiều thấm sâu vào trong bùn đất.Do vậy, các chất hữu cơ tích tụ phân hủy yếm khí dưới đáy ao thì sẽ phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S,…. Nhiều hộ nuôi ao đất khi tôm chỉ mới được 30 ngày mà hàm lượng khí độc trong ao đã lên rất cao vượt ngưỡng an toàn nếu xử lý không kịp thời gây thiệt hại lớn
Nuôi tôm thành phẩm dễ gặp nhiều rủi ro
Tôm càng lớn, càng ăn nhiều, lượng phân thải ra càng lớn, đồng thời lượng tảo tàn, xác tôm lột không phân hủy tồn đọng tích tụ dưới đáy ao lâu ngày không được xử lý, không thay nước, nguồn nước trở nên ô nhiễm, chất lượng nước ngày càng kém dễ phát sinh khí độc, phát sinh nhiều dịch bệnh gây thiệt hại, rủi ro cho ao nuôi.
Để nâng cao sức khỏe cho tôm, trong quá trình nuôi tôm người ta thường sử dụng thêm các loại Thuốc tôm.
Cách phòng chống bệnh cho tôm nuôi ao đất

- Lựa chọn và bảo quản thức ăn cho tôm: Bà con nên lựa chọn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn nên được mua chọn lọc cũng như bảo quản để không bị nấm mốc,mua loại phù hợp với kích cỡ của tôm theo từng giai đoạn.
- Bổ sung men tiêu hóa thường xuyên trong quá trình nuôi giúp cải thiện sức khỏe đường ruột tôm. Bạn có thể trộn lẫn thức ăn và men tiêu hóa trước khi cho tôm ăn. Cách chữa trị tôm bị trống đường ruột, bạn cần tăng đề kháng cho tôm bằng cách trộn Vitamin C, từ đó ngăn chặn tác nhân gây bệnh,…Khi ao nuôi phát sinh khí độc NO2 cần bổ sung vi sinh có gốc Nitrosomonas và Nitrobacter để giúp đẩy nhanh quá trình phân giải NO2 độc thành NO3 ít độc giúp tôm nhanh chóng khỏe mạnh, ổn định.
- Nuôi tôm ao đất tôm rất dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vì thế cần thường xuyên, định kỳ kiểm tra sức khỏe tôm để có phương pháp điều trị cho tôm ngay tránh xảy ra những tổn that không đáng có.
Mong rằng trước khi quyết định chăn nuôi tôm các bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn để đạt được thành công và ngày càng phát triển.
Tham khảo thêm các thông tin về nuôi tôm tại:
Thế giới Tôm
- Website: thegioitom.com
- Facebook:
- Số điện thoại: 0971 890 120