Cập nhật vào 30/12
Muốn nuôi cá koi không bị chết, lớn nhanh, người nuôi cần cung cấp đầy đủ các yếu tố cần thiết cho sự sống của chúng như nước, oxy, thức ăn, môi trường, và cần phòng tránh bệnh cho cá. Tham khảo kỹ thuật nuôi cá koi dưới đây.
Tiêu chuẩn nước hồ nuôi cá koi

Để cá koi sống khỏe mạnh, người nuôi cần tạo môi trường sống thoải mái, nguồn nước sạch, các chỉ số nguồn nước đạt chuẩn như sau:
- Độ pH: 7-7.5
- Ngưỡng pH: 4-9
- Nhiệt độ 20-27oC
- Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/L.
Lựa chọn nguồn nước bơm vào hồ nuôi cá koi:
- Đối với nguồn nước mưa: Trong nước mưa có hàm lượng axit và asen rất lớn, làm nhanh chóng xuất hiện rêu xanh, cá bị suy dinh dưỡng, khó phát triển…
- Với nguồn nước máy: Nếu không xử lý clo trong nước máy trước khi tiến hành nuôi cá, tỷ lệ cá chết sẽ lên 95% so với các nguồn nước khác. Ngoài ra, các tạp chất dư thừa như clo, natri, asen… khiến cá bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian bạn sẽ thấy cá bị co giật và chết.
- Với nguồn nước giếng khoan: Nước giếng khoan ở Việt Nam nhiễm phèn, sắt, mangan nặng, không thích hợp nuôi cá koi. Người nuôi cần sử dụng những vật liệu lọc nước cơ bản nhất như than hoạt tính, cát mangan chuyên dùng để xử lý triệt để các kim loại có trong nước nếu muốn nuôi cá trong đó.
Ngoài ra, nên lắp đặt các thiết bị lọc nước, hút cặn hồ koi để đảm bảo hồ koi luôn sạch. Người nuôi cũng cần theo dõi hồ koi hàng ngày, nếu thấy nước bẩn phải thay nước ngay, thông thường thay nước hồ koi định kỳ 2 – 3 tháng thay 1 lần.
- Để có được một hồ cá koi đạt chuẩn, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm hồ cá koi của Askoi.vn – đơn vị cung cấp cá koi và thiết kế hồ cá koi lớn nhất miền Bắc.
Cung cấp thức ăn cá koi
Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du… Đến khi được nửa tháng, cá koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng… Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng… giống như cá trưởng thành.
Ngoài ra, chúng ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.
Khẩu phần ăn tiêu chuẩn của cá koi vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể cá, cho ăn 2 – 3 lần/ngày. Các loại thức ăn tươi sống nên hạn chế, và nên dùng loại đông lạnh để tránh mang mầm bệnh cho cá.
Bên cạnh đó, lượng thức ăn cung cấp cho cá koi còn phụ thuộc vào thay đổi thời tiết. Nếu trời quá nóng (trên 30 độ) hay quá lạnh (dưới 15 độ), cần giảm dần lượng thức ăn, thậm chí cho koi nhịn ăn. Khi đó, hệ trao đổi chất của chúng hoạt động không tốt, không thể tiêu hóa hết thức ăn, phần còn thừa lại này có thể gây ô nhiễm nguồn nước, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Cung cấp oxy cho cá koi
Oxy hòa tan trong bể cá Koi tối thiểu là 2,5mg/L. Sau một thời gian nuôi cá, chất thải, chất nhờn, ánh nắng mặt trời sẽ làm cho tảo, rong rêu phát triển làm giảm oxy hòa tan, không đủ để cá hô hấp. Cần kiểm tra nồng độ oxy hòa tan trong hồ thường xuyên, nếu thấy thấp, cần sử dụng các biện pháp tăng oxy cho cá.
Ngoài ra, để tránh giảm lượng oxy hòa tan trong nước đột ngột, khi thay nước cho hồ cá Koi, nên thay từ từ, tuyệt đối không thay đột ngột vì dễ gây sốc cho cá. Tốt nhất người nuôi nên 2 ngày thì thay 1/3 lượng nước cũ trong hồ 1 lần.
Nếu bạn định nuôi cá koi trong hồ kính, bạn có thể tham khảo ngay các yếu tố kỹ thuật trong bài viết Xây hồ cá koi.
Phòng bệnh cá koi
Để phòng bệnh cá koi hiệu quả, người nuôi cần thực hiện các công việc khác sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh hồ, kiểm tra độ phát triển của tảo, rong rêu trong hồ để có biện pháp xử lý kịp thời;
- Chọn mua cá từ những địa điểm uy tín để đảm bảo sức khỏe của cá;
- Lựa chọn những đơn vị chuyên nghiệp trong thiết kế hồ cá Koi.
- Cách ly cá mới mua về (thông thường khoảng 3 tuần, nếu thấy cá khỏe mạnh thì bạn có thể thả vào hồ);
- Thường xuyên theo dõi chế độ sinh hoạt của cá, nếu trên cá có dấu hiệu bất thường như lười bơi, bơi chậm, bỏ ăn hay trên cơ thể có nhiều vết bất thường thì hãy ngay lập tức cách ly cá để theo dõi và điện thoại sang cho bên cung cấp cá và hỏi về bệnh của cá để có biện pháp xử lý sớm tránh lây nhiễm cho cả đàn cá.
Trên đây là các lưu ý về cách nuôi cá koi không bị chết, lớn nhanh, phát triển tốt. Nếu bạn là người mới chơi cá koi, hãy ghi nhớ những điều này để việc nuôi cá thành chông.
Thông tin được chia sẻ với Askoi Farm, nếu bạn có nhu cầu mua cá koi – thiết kế hồ koi – cải tạo vệ sinh hồ koi – chữa bệnh cho cá koi, bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:
Trang trại cá koi Askoi Farm
Địa chỉ: Số 1 ngõ 22 Khuyến Lương, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại: 094 343 9922 – 0966 864 864
Website: askoi.vn