Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Vì sao phải cúng ngày mùng 1 và ngày rằm?

0

Cập nhật vào 12/07

Việc lễ cúng ông bà tổ tiên vào mùng 1 và ngày rằm là một truyền thống tốt đẹp đã có hàng ngàn đời nay của Việt Nam ta. Nhưng vì sao lại phải cúng vào 2 ngày đó? Nếu không cúng thì sẽ như thế nào? để tìm câu trả lời mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Vì sao phải cúng mùng 1 và ngày rằm?

Có thể nói nghi lễ cúng mùng 1 ngày rằm là một tín ngưỡng văn hóa đã có từ lâu đời của người Việt. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa của những ngày này và chỉ đơn giản là làm theo những gì ông bà đã làm như một thói quen tốt được học hỏi qua nhiều thế hệ.

Theo quan niệm dân gian ngày mùng 1 được gọi là ngày sóc còn ngày 15 được gọi là ngày vọng là những ngày mà “thiên – địa – nhân” hòa hợp nhất với nhau nếu như thắp hương lễ cúng vào những ngày này ông bà, tổ tiên và thần linh dễ nhận được lộc từ con cháu và cũng ban phước lành lại cho hậu thế. Con cháu thắp hương dâng lễ mọn thể hiện tấm lòng thành kính với ông bà, tổ tiên và thần linh nhằm bày tỏ lòng biết ơn cũng như mong cầu bình an, may mắn, sức khỏe cùng nhiều điều tốt lành đến với gia đình.

Theo chiêm tinh học thì 2 ngày này tức ngày mùng 1 và ngày rằm mặt trăng và mặt trời hợp với nhau thành một đường thẳng tạo ra một nguồn năng lượng đặc biệt đối với con người. Bởi lẽ đó mà người xưa coi đây là một ngày đặc biệt cần thắp hương cúng lễ nhằm tránh những điều không may mắn đến với gia đình mình.

Đó là một số quan niệm cũng như nguồn gốc về việc ra đời việc cúng lễ ngày mùng 1 và ngày rằm theo góc nhìn dân gian.

Còn theo quan niệm của nho giáo và phật giáo cũng có một số nét tương đồng với dân gian tuy nhiên nho giao cho rằng ngày mùng 1 và ngày rằm là ngày mà trời đất mở thông mới nhau do đó nếu người dương thờ khấn trong những ngày này ông bà tổ tiên sẽ cảm nhận được tấm lòng của con cháu, thần linh sẽ lắng nghe rõ nguyện vọng của người trần gian. Còn với phật giáo thì đây là ngày cực kỳ tốt cho quá trình tụng kinh, hương khói và thờ phụng. Phật tử trong những ngày này sẽ thực hiện các nghi thức cầu an, cầu siêu hay cầu sám hối…

Nhìn chung theo quan điểm nào đi chăng nữa thì việc cúng mùng 1 và ngày rằm đều rất tốt bởi lẽ đó là ngày mà thiên địa dung hòa phù hợp cho các lễ nghi tôn giáo này.

Quên thắp hương mùng 1 và ngày rằm có sao không?

Cuộc sống quá bận rộn đôi khi khiến chúng ta có thể quên đi ngày mùng 1 hoặc ngày rằm theo âm lịch mà quên mất cả việc thắp hương tổ tiên. Do đó có rất nhiều người lo lắng sẽ bị gia tiên, thần linh trách phạt khiến gia đình gặp nhiều điều xui rủi tui nhiên theo quan điểm của Phật giáo thì việc quên thắp hương vào những ngày này cũng không sao cả.

Bản chất đây cũng chỉ là một tục lệ đã có từ hàng ngàn đời nay mà cha ông ta đã để lại và cũng là cách mà con cháu tìm kiếm chỗ dựa tinh thần khi gặp những khó khăn mà không thể giải quyết được do đó nếu có quên thắp hương cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến vận may của gia đình.

Cúng ngày mùng 1 và ngày rằm
Cúng ngày mùng 1 và ngày rằm

Bản thân gia chủ nếu như muốn an tâm có thể thắp hương vào ngày sau thành tâm sám hối với gia tiên để cho lòng được nhẹ nhàng thanh thản, cũng như bày tỏ tấm lòng đối với tổ tiên, thần linh.

Thắp hương mùng 1 và ngày rằm cần những gì?

Đối với những ngày mùng 1 hoặc ngày rằm bình thường bạn chỉ cần thắp hương hoa quả, bánh kẹo, vàng mã ngoài ra nếu có thời gian và điều kiện hơn bạn có thể chuẩn bị thêm đồ chay, trầu cau hay bánh oản…

Đối với những ngày mùng 1 và ngày rằm đặc biệt như rằm tháng giêng, tháng 5 hay tháng 7 bạn nên làm mâm cơm cúng phù hợp với từng ngày lễ này.

Cúng mùng hoa quả mùng 1 ngày rằm
Cúng mùng hoa quả mùng 1 ngày rằm

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Tuy nhiên để tốt nhất vẫn nên thắp 1 cây tránh gây ô nhiễm môi trường trong nhà đồng thời tránh tốn kém và tránh gây hỏa hoạn.

Thắp hương bị tắt là điềm báo gì?

Theo quan niệm dân gian việc thắp hương bị tắt vào mùng 1 và ngày rằm là điềm xui rủi mang nhiều ý nghĩa không may mắn đến với gia chủ.

  • Nếu hương bị tắt ở phần đầu là điềm báo gia đình bạn đang bị thần linh quở trách có thể làm chưa đúng, chưa đủ hoặc bị sai cần sửa đổi lại ngay.
  • Nếu hương bị tắt ở phần giữa tức anh em ruột thịt trong gia đình dễ gặp chuyện không may.
  • Nếu hương bị tắt ở phần cuối là điềm báo của thổ công, gia tiên liên quan đến vấn đề long mạch chưa yên, có sự xáo trộn cần chỉnh đốn lại.

Tuy nhiên có chỉ là những quan niệm dân gian cho nên nếu gia đình bạn gặp phải cũng đừng nên quá lo lắng bởi lẽ hương tắt có thể do nhiều yếu tố khác như hương ẩm hay gió quá mạnh khiến hương tắt hoặc hương bị đặc ở nơi ẩm ướt cũng dễ gây ra hiện tượng này.

Nếu chẳng may gia đình bạn gặp trường hợp này nên giữ nguyên hương ở vị trí cũ và châm lửa cho hương tiếp tục cháy hết và tuyệt đối không được rút hương ra rồi mới châm lửa, bởi lúc này hương sẽ trở thành hương thừa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Văn cúng mùng 1 và ngày rằm

Nam mô A Di Đà Phật!  (3 lần kèm 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.