Cập nhật vào 25/07
Cô Chín là một trong tứ phủ thánh nổi tiếng trong tín ngưỡng Đạo Mẫu Việt Nam. Cô nổi tiếng là người con gái xinh đẹp phúc hậu và rất thương người. Bài viết hôm nay sẽ điểm danh những loài hoa đẹp nhất dâng cô Chín cầu mong may mắn và bình an.
Nội dung chính trong bài
Sự tích cô Chín
Cô Chín là một thánh cô nổi tiếng trong Đạo Mẫu, cô gắn liền với nhiều sự tích do đó có nhiều tên gọi, với mỗi nơi cô giáng ngự đều được người dân đặt một cái tên riêng và lập đền thờ. Cô Chín thường có một số tên gọi khác như Cô Chín Thượng Ngàn, Cô Chín Giếng, Cô Chín Sòng Sơn…
Sự tích về Cô Chín giếng
Tương truyền cô Chín chính là người con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng. Cô được vua cha ân chuẩn giáng trần và bán nước ở cổng đền Ba Dội, sau này theo hầu Mẫu Sòng. Cô có tài xem quẻ tinh thông trời đất nhưng lại bị người trần mắt thịt nơi đây coi cô là yêu quái mà xua đuổi rồi diệt trừ.
Sau đó cô về tâu với cua cha cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, trăm chứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối khi trèo lên cây, nửa người nửa ma.
Vào thời chiến tranh loạn lạc nhờ tài xem bói của cô mà cô giúp vua dẹp loạn, thống nhất giang sơn xã tắc. Sau này để tưởng nhớ công ơn của người con gái này Vua đã cho xây dựng đền thờ với 9 giếng nước tự nhiên để cô cai quản từ đó cái tên cô Chín giếng cũng ra đời.

Sự tích về cô Chín Sòng Sơn
Theo truyền thuyết kể lại, Cô Chín Sòng Sơn là một tiên nữ trên chốn Thiên Đình, vô tình làm rơi vỡ một chén ngọc nên bị giáng xuống hạ giới để hầu Mẫu Liễu Hạnh.
Cô phải bôn ba khắp trời Nam, sau lạc về đất Thanh Hóa, sau rồi say đắm với cảnh đẹp nơi đây liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ sung làm nhà, mắc võng cây si. Người dân cầu thấy hiển linh liền lập đền thờ Cô Chín tại đây, cách đền Sòng Sơn khoảng 30km. Cô được xem là vị thánh cô mang nhiều quyền pháp có thể xem bói, chữa bệnh cùng nhiều năng lực khác. Chính vì thế tiếng lành đồn xa mà khắp nơi đều về đây mỗi dịp lễ để cầu Cô Chín ban phước lành.
Ngoài ra còn rất nhiều sự tích khác gắn với tên tuổi của Cô Chín tuy nhiên 2 sự tích trên vẫn được nhắc đến nhiều nhất.

Hội đền cô Chín tổ chức ở đâu, thời gian nào?
Hội đền Cô Chín được tổ chức thường niên vào ngày 26/2 và ngày 9/9 âm lịch.
Đền Cô Chín Giếng thuộc Bắc Sơn, Thanh Hóa nổi tiếng là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Thanh thờ cúng Cô Chín. Hàng năm nơi đây đón tiếp hàng ngàn lượt khách vãng lai đến viếng, tưởng nhớ cũng như cầu may tại đền.
Đền Cô Chín Sòng Sơn được thờ tại Đền Sòng Sơn (Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đây cũng là một ngôi đền linh của của mảnh đất xứ Thanh này.
Đền cô Chín Thượng Ngàn Bắc Giang nằm tại thôn Đền Trắng, Đông Sơn, Yên Thế, Bắc Giang. Đền Cô Chín Thượng Ngàn nằm cách Đền Chúa Nguyệt Hồ khoảng chứng 8km.
Ngoài ra còn một số đền khá thờ Cô Chín tuy nhiên được biết đến nhiều nhất vẫn là đền Cô Chín ở Thanh Hóa, nơi đây cũng là nơi được nhiều du khách ghé đến nhất mỗi khi ghé thăm mảnh đất này.
Một số loại hoa điển hình dâng cô Chín
Tính cách của Cô Chín thích màu hồng, đỏ, hồng cánh sen nên những loại hoa dâng cô đa số đều có những màu này.
Hoa Hồng

Hoa hồng với nét đẹp nhẹ nhàng, thánh khiết mang tới niềm tin, hài hòa, may mắn chính vì thế mà loài hoa này được chọn dâng lên cô. Đồng thời hoa hồng còn tượng trưng cho tình cảm chân thành mà sâu sắc của người dân cúng lễ cô vừa để tưởng nhớ công lao của cô cũng vừa để cầu mong sự may mắn, bình an.
Hoa sen hồng

Đây cũng là một loại hoa được lựa chọn phổ biến để dâng Cô Chín. Loài hoa này là biểu hiện tối cao của sự bình dị, tinh thần kiên cường bất khuất mãnh liệt của con người cũng như tâm hồn cứu thế của Cô Chín dù bị người đời hiểu nhầm vẫn dốc sức hỗ trợ vua dẹp loạn, thống nhất đất nước. Màu hồng của loài sen này như tượng trưng cho tinh thần bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Người dâng lên cô loài hoa sen hồng này cũng cầu mong sự an nhàn, ổn định.
Hoa ly hồng

Ly có nhiều dòng là ly đơn và ly kép, loài hoa này được sử dụng chủ yếu cho quá trình lễ Cô Chín với hương thơm nhẹ nhàng cùng ý nghĩa cho sự tham vọng và khát khao vươn lên và sự chiến đấu kiên cường. Đây cũng là những đức tính tuyệt vời của Cô Chín, lương thiện giúp người đời vượt qua khó khăn.
Hoa lan

Hoa lan trắng thường được dùng làm hoa kính viếng với ngụ ý biết ơn và tưởng nhớ về người đã khuất.
Màu trắng của hoa cũng tượng trưng cho tình yêu, sự tinh khiết và cao quý. Bởi lẽ đó mà hoa lan trắng cũng được dùng để dâng lên Cô Chín và đặc biệt cắm rất nhiều trong phủ cô nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với cô.
Cách sắm lễ dâng cô Chín
Khi lễ cô Chín bạn có thể tùy tâm sắm lễ, có điều kiện thì lễ mặn không thì lễ chay cũng được miễn sao bạn có tâm thành kính, không chứa tà niệm mới được cô giúp đỡ. Còn nếu tâm ác, sân si thiên hạ thì dù có mâm cao cỗ đầy cũng khó được cô phù hộ.
Cô Chín có khả năng chữa bệnh, gọi hồn vì vậy người tới lễ cô thường cầu mong sức khỏe và bình an chính.
Thông thường lễ cơ bản gồm 12 quả cau và 12 lá trầu cùng 9 bông hoa, loại hoa có thể tùy bạn chọn dựa vào những gợi ý bên trên. Ngoài ra hoa quả, rượu, chè thuốc hay trầu cau cần sắm theo số lẻ nếu như có điều kiện hơn bạn có thể lễ mặn để bày tỏ lòng thành kính.

Chú ý hoa dâng cô bạn có thể đem lên đền rồi mượn bình cắm hoặc cắm xen vào lễ để mâm lễ thêm hài hòa. Nếu ai đem lễ cùng hoa đi xa nhớ bọc rồi buộc hoa kỹ rồi cắm vào xô nước hoặc trên đường vẩy thêm nước để hoa tươi nhé. Tuyệt đối không dâng hoa héo, gãy nát lên cô do đó bạn nên bảo quản hoa thật kỹ nhé.
Nếu ai đi vội không kịp chuẩn bị lễ thì có thể mua ở hai bên đền để lễ cô, lễ là ở tâm còn mâm cao cỗ đầy hay của ngon vật lạ không quá quan trọng khi lễ cô.
Văn khấn đi lễ cô Chín
“Nam Mô A Di Đà Phật…” x3
Con xin kính lạy tới chín phương trời và mười phương phật thần linh khắp chốn Nam Bắc Đông Tây.
A Di Đà Phật x3
Con xin cúi kính lạy Cô bé bản đền Cảnh Xanh Linh Tử.
Hôm nay là ngày … , hương tử con là … hiện nay đang ngụ tại…
Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô, về bản cảnh đây. Tờ tiền giọt dầu nén nhang là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con. Xin cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin của con mà về đây phù hộ độ trì.
Là để xin Thánh Cô về nơi đây hôm nay dùng chút hương hoa và lòng thành…Cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Chúng con kính mong và chân thành nhận được sự độ trì của thánh cô.
Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng cũng như những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.
Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành. Con xin tiên nữ chứng giám cho lòng thành này. Và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được những mong muốn, cầu xin của con.
Dạ con Nam Mô A Di Đà Phật x3
Lưu ý: Quan trọng nhất là sự thành tâm, bạn mong cầu điều gì thì xin Cô điều đó.
Một số lưu ý khi đi lễ cô Chín
Đi lễ Cô Chín để cầu may mắn bạn nên chú ý một số điều sau:
- Việc đầu tiên khi đến lễ chính là xin phép các vị quan cai quản tại đền bằng cách khấn ở bên ngoài đền, sau đó mới tiến hành dâng lễ ở bên trong và đọc văn khấn.
- Đi nhẹ, nói khẽ, nên lựa chọn trang phục đi lễ phù hợp, tránh các đồ hở hang, quá sặc sỡ không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
- Trả lại đầy đủ những đồ đã mượn sau khi lễ xong để những người sau có thể mượn dùng tiếp.
- Quan trọng nhất chính là thành tâm cầu kính, không sân si, không tạp niệm chắc chắn sẽ được cô thương.