Cập nhật vào 25/07
Tục thờ Mẫu được xem là tín ngưỡng văn hóa dân gian đã có hàng ngàn đời nay. Đây được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Cùng tìm hiểu những loại hoa hay những màu hoa dâng Mẫu phù hợp nhất biểu thị lòng thành kính của con nhang trước nơi linh thiêng chốn thượng ngàn thông qua bài viết dưới đây.
Hoa dùng để dâng mẫu thường dùng loài hoa có cả hương cả sắc. Dâng hoa lễ thánh là tiến dâng vẻ đẹp và lòng thành tâm tới chư vị Phật Thánh chính vì thế thường không giới hạn về màu sắc. Hoa có thể cắm vào bình, lọ hay bày vào đĩa hoặc gài trong các mâm lễ để dâng lên mẫu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn cũng như cầu may mắn cho gia đình, bản thân. Ví như hoa màu trắng thường được ít mua về thờ tại nhà vì chúng là màu tượng trưng cho sự tang thương chết chóc mà thường mua hoa đỏ hay hoa vàng tượng trưng cho cát tường, phú quý. Tuy nhiên trong tín ngưỡng tứ phủ thì màu trắng lại là màu tượng trưng cho thủy phủ tức là cõi sông nước. Do đó tại các đền thờ về thoải phủ hay vào ngày tiệc các vị thánh thoải người ta thường dâng hoa hay các lễ vật màu trắng.
Nội dung chính trong bài
Giới thiệu về tam tòa Thánh Mẫu
Trong văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu hiện nay có Tam Tòa Thánh Mẫu gồm có 3 ngôi: Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn, Đệ Tam Thoải Phủ đó là ba vị thánh mẫu khác nhau.
Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên chính là Mẫu Liễu Hạnh. Bà vốn là con vua Ngọc Hoàng có tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa với 3 lần giáng sinh xuống cõi trần.
- Lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi. Đền thờ tại
- Lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Bà kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời.
- Lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.
Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu.
Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như: Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa…
Mẫu Thượng Ngàn được thờ chủ yếu tại vùng rừng núi. Có thể nói, ở đâu có rừng núi thì ở đó có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Có ba nơi được coi là nơi thờ chính là Bắc Lệ (Lạng Sơn), Suối Mỡ (Bắc Giang) và Đông Cuông (Yên Bái). Tuy vậy, ba nơi này lại lưu giữ những truyền thuyết có phần khác nhau về Mẫu Thượng Ngàn.
Trong các ngôi đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn như: Đền Đông Cuông, đền Suối Mỡ, Đền Công Đồng Bắc Lệ thì Đền Đông Cuông là nơi Mẫu được vua Lê sắc phong Lê Mại Đại Vương. Nếu đặt trong tương quan so sánh với đền Bắc Lệ và Suối Mỡ thì đền Đông Cuông có vị trí quan trọng nhất, là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn.
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Trong Tam Tòa Thánh mẫu, Mẫu Thoải đứng thứ ba.
Các đền thờ chính: Đền Thượng Tuyên Quang; Đền Hạ Tuyên Quang; Đền Ỷ La Tuyên Quang được coi là nơi phát tích của Mẫu Thoải; Đền Dầm , Đền Xâm Thị- Thường Tín, Hà Nội gắn với thánh tích Mẫu Thoải linh phù cho vua Trần Nhân Tông đánh giặc Nguyên. Đền Mẫu Thác Hàn Sơn, Hà Trung, Thanh Hóa gắn với thánh tích Mẫu Thoải linh phù cho vua Lê Lợi khởi nghĩa chống quân Minh. Đền Mẫu Thoải Lạng Sơn gắn với các thánh tích Mẫu Thoải giúp các triều đại chống quân phương bắc xâm lược.
Hoa cúc

Hoa cúc là loài hoa tượng trưng cho sức sống, sự trường thọ và cả phúc lộc và niềm vui. Cúc có nhiều màu cũng có nhiều loại, màu vàng tượng trưng cho sự phú quý, trắng thanh khiết…Dù là màu nào thì loài hoa này cũng đều mang ý nghĩa tốt lành, trang trọng chính vì thế mà chúng cũng là loài hoa được lựa chọn nhiều nhất khi dâng Mẫu nhằm bày tỏ lòng thành kính và cầu mong may mắn đến với gia đình, người thân.
Hoa hồng

Hồng là loại hoa phổ biến mang trong mình nhiều ý nghĩa đẹp từ tình yêu đôi lứa đến sức khỏe cũng như thịnh vượng. Cũng như hoa cúc hoa hồng cũng có rất nhiều màu, mỗi màu mang một ý nghĩa nhất định. Ngoài ra loài hoa này còn biểu trưng cho tình yêu, sức sống mãnh liệt và hạnh phúc đồng thời chúng cũng là loài hoa đem lại nhiều may mắn và tài lộc.
Hoa sen

Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho cửa phật, nơi chốn linh thiêng không vướng bụi trần. Nếu như sen trắng thuần khiết thanh tao thì sen hồng lại nhẹ nhàng nhã nhặn là tôn lên vẻ đẹp của loài hoa này. Chính vì thế mà loài hoa này được lựa chọn dâng lên mẫu nhằm cầu may mắn và bình an.
Những đóa sen thơm ngát, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn dâng lên mẫu như tấm lòng thơm thảo của con nhang bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với bề trên.
Hoa ly

Ly đơn ly kép, ly đỏ ly trắng cùng nhiều chủng loại khác của ly đều được ưa chuộng khi dâng lên Mẫu. Loài hoa này có mùi thơm nhè nhẹ, từ lâu chúng được mệnh danh là một loài hoa thanh cao và quý phái, nó không những tượng trưng cho sắc đẹp, đức hạnh mà còn là sự kiêu hãnh và cả tình yêu cao thượng, chung thủy.
Trong phật giáo hoa ly còn là loài hoa đại diện cho lòng thương xót, lòng trắc ẩn kính dâng lên bề trên xin các ngài rủ lòng thương xót cứu con nhang qua bể khổ.
Hoa lan

Hoa lan là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp cho sự quyến rũ, tinh tế, sang trọng, quý phái, hay dịu dàng, lịch lãm. Nó cũng có thể là vẻ đẹp của trí tuệ, sự thanh cao, tinh khiết, hay sự mạnh mẽ, quyết đoán đồng thời lan biểu trưng cho tình thủy chung, sự son sắt, lòng biết ơn. Mang nhiều ý nghĩa cao quý nên loài hoa này được lựa chọn dùng để dâng lên Mẫu mỗi dịp lễ nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn.
Hoa huệ

Hoa huệ đại diện cho sự tinh khiết, vẻ đẹp tuổi trẻ, lòng đam mê đổi mới và tái sinh. Màu trắng của hoa là sự tinh khiết, đặc biệt đối với nhiều người công giáo dùng hoa này để tượng trưng cho Đức mẹ đồng trinh. Bông huệ có sọc hồng là loại hoa phổ biến nhất hiện nay, nó có ý nghĩa là tham vọng và sự khích lệ trước mọi khó khăn thử thách. Huệ vàng biểu tượng cho sức khỏe và sự phục hồi hay tái sinh, huệ đỏ thể hiện cho đam mê tuổi trẻ, rất phù hợp làm hoa ngày cưới.
Loài hóa trong mình sự cao quý này cũng là một sự lựa chọn cho bạn khi ghé thăm đền Mẫu dâng lên ngài bày tỏ sự tín tâm, thành kính.
Hoa lay ơn

Lay ơn là loài hoa có rất nhiều màu sắc, mỗi màu sắc lại có một ý nghĩa khác nhau.
- Màu đỏ: Có ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu nồng nàn hay niềm đam mê nhiệt huyết cao cả.
- Màu hồng đậm: Có ý nghĩa thể hiện cho sự xin lỗi chân thành và sâu sắc.
- Màu cam: Có ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu cuồng nhiệt, nồng cháy và đầy máu lửa.
- Màu trắng: Có ý nghĩa tượng trưng cho sự tinh khiết, thanh tao và cao sang.
- Màu tím: Có ý nghĩa tượng trưng cho lòng chung thủy, sự say đắm và là sức mạnh mãnh liệt khao khát muốn vươn lên.
- Màu hồng nhạt: Có ý nghĩa thể hiện cho sự ngưỡng mộ, tôn trọng và đặt niềm tin của bạn vào một ai đó.
- Màu vàng: Có ý nghĩa tượng trưng cho sự hạnh phúc, sung túc, niềm vui và tình bạn bền chặt hay còn thể hiện lòng trắc ẩn của bản thân.
Mỗi màu sắc này khi dâng lên mẫu đều bày tỏ lòng thành kính của con nhang chính vì thế mà dù màu nào đi chăng nữa, hoa nào đi chăng nữa khi dâng mẫu đều cần thành kính, thật tâm mới được Mẫu thương Mẫu bạn phước lành.
Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn là loài hoa biểu trưng cho sự may mắn, giàu sang, phú quý đồng thời chúng cũng là loài hoa biểu tượng của sự thanh cao nhã nhặn, chính vì thế mà loài hoa này cũng thường được chọn để dâng lên mẫu với mong muốn sự giàu sang, phú quý và nhiều may mắn.