Cập nhật vào 27/07
Thờ cúng thần tài là một tín ngưỡng văn hóa tốt đẹp của Việt Nam đã được lưu truyền từ ngàn đời nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này cũng như cách cúng thần tài sao cho chuẩn nhất. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những loại quả cúng thần tài đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Nội dung chính trong bài
Thần tài là ai? Cúng thần tài vào ngày nào?
Thần tài theo tín ngưỡng dân gian là vị thần đem lại tài lộc, may mắn cho mỗi gia đình. Ở Việt Nam bạn có thể thấy bàn thờ thần tài thường đặt hướng cửa chính của các hộ gia đình kinh doanh nhằm đem lại may mắn, tài lộc, của cải, sự sung túc và thịnh vượng cho gia đình.
Xung quanh vị thần này có rất nhiều sự tích tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là câu chuyện thần tài trong một lần đi chơi uống rượu, do say quá nên bị rơi xuống trần gian, không may đầu bị va vào đá nên bị mất trí nhớ đến sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng ngài bị điên.
Thấy vậy họ bèn lột sạch quần áo của ngài đem đi bán, sau khi tỉnh dậy trên người không còn quần áo lại mất trí nhớ nên người lang thang lưu lạc chốn nhân gian.
Trong một lần quá đói ngài đi vào ăn xin tại một quán buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin thì được chủ nhà mời vào ăn. Kỳ lạ thay sau khi thần tài vào ăn tại quán thì khách khứa đến đông đúc như trẩy hội khiến người chủ mừng ra mặt ngày nào cũng mời thần tài vào ăn tại tiệm nhà mình.
Trong khi đó quán đối diện thường ngày đông khách bỗng dưng nay lại vắng heo hút, khách hàng chuyển sang quán ăn bên có thần tài hết.
Tuy nhiên sau một thời gian người bán hàng đắt khách và cảm thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày lại được ăn uống đồ ăn ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, lại hay thích lang thang không tắm giặt, nên sợ khách không dám đến ăn nữa cũng ngại tốn đồ ăn nên đã đuổi thần tài đi.
Những sau khi thần tài đi khách của quán lại trở nên thưa dần, chủ quán đối diện thấy thần tài bị đuổi đi nên mời ngài vào ăn thì khách lại vào quán này nườm nượp.
Thấy vậy ai cũng ra sức mời tranh giành nhau để được mời thần tài đến ăn ở quán nhà mình để kéo tài lộc và may mắn về cho họ.
Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn ông đi mua lại quần áo, được mọi người dẫn đến cửa hàng nơi quần áo ông bị bán, sau khi mặc lại quần áo mũ nón vào thì Thần Tài sực nhớ lại mọi chuyện trước kia và bay về trời vào ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch. Kể từ đó người dân lập bàn thờ, tôn thờ ông từ đó và ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm được xem là ngày vía thần tài đến ngày nay vẫn được lưu truyền lại.
Ý nghĩa của việc cúng thần tài
Hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch người dân lại sắm sửa nhang đèn, đồ lễ để cúng thần tài với mong ước rước được tài lộc về nhà, công việc hanh thông thuận lợi, kinh doanh buôn bán cũng phát đạt, tài lộc của cải đầy nhà.
Có thể nói thần tài là một nét văn hóa mang yếu tố tâm linh của người Việt Nam được truyền từ đời này sang đời khác không biết đã có từ bao giờ.
Vào ngày này người dân thường đổ xô nhau đi mua vàng để mong cầu được của cải, tài lộc cho bản thân, gia đình.

Một số loại quả cúng thần tài đem lại tài lộc cho gia chủ
Quả chuối

Có thể nói chuối là loại quả cúng khả phổ biến trong các mâm ngũ quả của người Việt. Trong ngày lễ thần tài chuối cũng là loại quả được ưu tiên lựa chọn, với hình dáng như bàn tay nằm ngửa mang hàm ý bao bọc, che chở đồng thời cũng tượng trưng cho mong muốn của gia chủ thu hút tiền tài, may mắn đến cho gia đình.
Quả bưởi

Bưởi cũng là loại quả được lựa chọn khá nhiều cho ngày cúng thần tài này, “Bưởi” trong tiếng Hán phát âm giống từ “con trai” chính vì thế mà thường được dâng cúng để xin lộc con cái. Điều này tượng trưng cho phúc lộc, mong muốn an khang thịnh vượng tới với gia đình.
Quả phật thủ

Đây là loại quả với hình dáng khá đặc biệt như bàn tay của Đức Phật cùng mùi thơm dịu nhẹ nên được ưa chuộng dùng để cúng ngày lễ thần tài với mong muốn cầu bình an và tài lộc đến với gia đình.
Quả đào

Đào là loại quả đại diện cho sự trường tồn, bất tử, sức khỏe, tuổi thọ và sự giàu có chính vì thế mà chúng được dùng để cúng cho ngày lễ thần tài này. Ngoài ra đào còn là một trong những loại trái cây thể hiện sự may mắn và thăng tiến.
Quả táo

Đây là loại quả tượng trưng cho sự phú quý thịnh vượng, thông thường khi thắp hương ngày vía thần tài người ta thường mua táo màu đỏ với ý nghĩa đem lại nhiều may mắn cho gia chủ đồng thời cầu mong sức khỏe, sự hòa hợp trong gia đình cũng thịnh vượng, sung túc.
Quả nho

Chùm nho tươi ngon chín mọng chính là đại diện cho sự đa dạng, dồi dào và sung túc của cải vật chất, với ý nghĩa đó nên nho được lựa chọn cho ngày thần tài nhằm cầu tài lộc cho gia chủ. Đồng thời chúng cũng là biểu tượng cho sự thành công, no đủ và viên mãn.
Quả sung

Sung là loại quả thể hiện sự sum vầy, sung túc do đó chúng dùng để cúng thần tài, chúng cũng là loại quả biểu trưng cho sự sung mãn, may mắn.
Lễ vật cúng thần tài gồm những gì?
Thông thường lễ cúng thần tài theo phong tục Việt Nam thường chuẩn bị một số lễ vật sau:
- Nến (đèn cầy).
- Hương thắp (nhang).
- 3 cốc nước.
- 3 cốc rượu.
- Gạo (phải là gạo tẻ).
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
- Bộ tam sinh: Gồm thịt heo luộc (thịt heo phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Hoa tươi (có thể hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…).
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
- Xôi đậu xanh.
Trên đây là mâm cúng đầy đủ cho ngày vía thần tài, tuy nhiên có thể tùy vào điều kiện của từng gia đình mà thêm bớt sao cho hợp lý nhất.

Những lưu ý khi cúng thần tài
Trước khi lễ các đồ ăn không được ăn vụng, nên thờ hoa quả thật tránh dùng đồ giả dễ đem lại điều không may mắn cho gia đình.
Sau khi lễ xong nên:
- Đồ cúng bằng muối và gạo phải được giữ lại trong nhà cho có lộc.
- Rượu và nước sau khi cúng phải đem tưới xung quanh nhà.
- Bánh kẹo cúng xong thì giữ lại một nửa để ăn, còn lại đem đi phát lộc.
- Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may, còn tiền vàng mã đem đốt ở ngoài cổng để cầu xin thần Tài phù hộ cho gia đình sung túc, bình an, phát tài phát lộc và may mắn cả năm.
Văn cúng thần tài
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!