Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? – Sự tích rằm tháng tháng 7

0

Cập nhật vào 08/07

Rằm tháng 7 là ngày có rất nhiều ý nghĩa trong tín ngưỡng văn hóa Việt Nam. Vậy sự tích rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu, như thế nào? Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Sự tích rằm tháng 7 như thế nào?

Rằm tháng 7 là một ngày lễ vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt, chúng được bắt nguồn từ những sự tích xa xưa đã được lưu truyền trong dân gian mà hiện nay chúng ta vẫn còn lưu trữ và tin theo như một nét đẹp văn hóa từ ngàn đời để lại. Dưới đây là hai sự tích gắn liền với rằm tháng 7 nói lên ý nghĩa của ngày này mà không phải ai cũng biết.

Sự tích ngày xá tội vong nhân

Ngày xá tội vong nhân hay còn gọi là ngày lễ cúng cô hồn được bắt nguồn từ phật giáo. Câu chuyện bắt nguồn từ hai nhân vật là A Nan và một con quỷ miệng lửa.

Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi ngày chết. Quỷ đói nói: “Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên”.

 A Nan đem chuyện bạch với Ðức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni”, đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.

Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa lâu dần ngày cúng này được hiểu rộng ra là ngày cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa nhằm tránh những điều xui rủi đến với gia đình. Vì vậy tục cúng cô hồn ngày nay người ta vẫn còn gọi là Phóng diệm khẩu. Chính vì thế ngày xá tội vong nhân cũng từ đó mà ra đời và gắn liền với sự tích này.

Sự tích ngày lễ vu lan

Vu lan là ngày lễ báo hiếu cũng được xem là ngày lễ để bày tỏ lòng thành kính của mình với bề trên là tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Đây là ngày lễ gắn liền với sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Tương truyền rằng Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Do mẹ mình sinh thời gây nhiều nghiệp nên phải sanh làm ngạ quỷ, chịu đói, chịu khát và mọi loại khổ sở, thấy vậy ông bèn đem cơm xuống nơi cõi quỷ để mẹ qua cơn khổ. Người mẹ lâu ngày bị đói nên đã tham lam vừa ăn vừa che hết bát cơm để những con quỷ đói khác không thể tranh cướp của bà được do đó miếng cơm khi đưa đến miệng liền hóa thành lửa đó.

Xót thương mẹ Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: “dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”.

Làm theo lời Phật cùng sự giúp sức của chư tăng bốn phương mẹ của Mục Liên đã được giải thoát khỏi kiếp khổ ải. Từ đó ngày rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày lễ vu lan được xem là ngày để con cái báo hiếu cha mẹ, cũng là ngày để bày tỏ lòng biết ơn của mình với đấng sinh thành.

Lễ vu lan ra đời cũng từ đó và được lưu truyền qua hàng ngàn đời nay.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Thường rằm tháng 7 có thể cúng từ mồng 2 đến 15 âm lịch thông thường lễ cúng vào 15 âm lịch sẽ là lễ cúng to nhất.

Thường cúng cô hồn sẽ được cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi mặt Trời đã lặn.

Đối với lễ Vu Lan nên cúng vào buổi trưa tầm 11-12h để vào ngày rằm tháng 7 để các cụ có thể nhận được lộc từ con cháu một cách tốt nhất. Còn cúng cô hồn tại gia nên cúng vào buổi chiều tối lúc mặt trời chưa lặn, ánh sáng cũng không quá mạnh ảnh hưởng đến việc nhận lễ của quỷ đói lang thang.

Cúng rằm tháng 7
Cúng rằm tháng 7

Cúng rằm tháng 7 như thế nào?

Rằm tháng 7 thông thường người ta sẽ chuẩn bị 2 mâm cơm cúng, 1 mâm cúng trong nhà bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mâm còn lại cúng ngoài trời gọi là mâm cúng chúng sinh, cô hồn.

Mâm cỗ cúng trong nhà

Mâm cỗ cúng trong nhà
Mâm cỗ cúng trong nhà

Mâm cỗ cúng trong nhà là mâm cỗ cúng dành cho gia tiên thường được mỗi gia đình chuẩn bị rất đẹp mắt và tươm tất. Mỗi món ăn đều khá công phu và tỉ mỉ như bày tỏ tấm lòng thành kính của con cháu với tổ tiên. Mỗi gia đình lại có một thực đơn cúng khác nhau thông thường gồm xôi, gà luộc, giò, các món xào hoặc nộm…cùng trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng như quần áo, giày dép,…

Người xưa vẫn thường quan niệm người dương như nào thì người âm như thế nên các đồ cúng cũng tương tự.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm:

Mâm cúng chúng sinh 

Mâm cúng chúng sinh thường được cúng ở ngoài trời có thể là trước cửa nhà hoặc ngã ba đường và cho tụi trẻ con tranh đồ nhau mang về coi như đem hết vận xui của gia chủ đi.

Mâm cúng này dùng để cúng những cô hồn vất vưởng, không ai thờ cúng, không nơi nương tựa nhằm hy vọng chúng không quấy phá gia đình.

Mâm cỗ cúng chúng sinh thường có:

  • Muối gạo (1 dĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
  • Hoa quả (5 loại 5 màu).
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
  • Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
  • 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.
Mâm cúng chúng sinh 
Mâm cúng chúng sinh

Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường để mời cô hồn đi, sau đó là đốt vàng mã cho chúng.

Nếu gia đình của bạn ở chung cư thì bạn có thể tìm hiểu thêm bài Cúng rằm tháng 7 tại chung cư.

Điều gì cần lưu ý khi cúng rằm tháng 7

Khi cúng rằm tháng 7 gia chủ nên lưu ý một số điều sau để tránh đem lại điềm không may mắn cho gia đình.

  • Nên cúng phật, cúng gia tiên vào ban ngày và ở trong nhà để nhật nguyệt chứng giám.
  • Mâm cúng chúng sinh phải được đặt ở ngoài trời có thể là trước cổng, ngã ba…không nên cúng trong nhà bởi dễ dẫn những thứ không sạch sẽ vào nhà, dễ bị chúng quấy nhiễu.
  • Khi bày biện mâm ngũ quả cần chọn loại quả phù hợp tránh những điều không may mắn đến gia chủ.
  • Khi cúng cô hồn nên cúng chay để tránh khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn.

Rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng nên hiểu rõ để biết gốc gác cội nguồn, không bị mai một nét đẹp văn hóa thời cha ông để lại và hơn nữa là tránh phạm phải những điều không nên đem lại điều không may mắn đối với gia đình.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.